Trả lời
Đi bộ sau bữa ăn tối là thói quen lành mạnh. Đi bộ ít nhất 100 bước sau bữa tối góp phần tăng tốc độ trao đổi chất,ónênđibộsaubữatốgiường phản bệt đốt cháy calo. Hoạt động giúp cơ bụng vận động tốt và kích thích nhu động ruột, dạ dày tiết nhiều enzyme tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ngăn các bệnh dạ dày chức năng, hội chứng ruột kích thích và táo bón.
Vận động chân, cơ bắp, hơi thở giúp khí huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt, đưa chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào, tạo ra năng lượng cho cơ thể. Duy trì thói quen này liên tục còn hỗ trợ giảm cân, giảm lượng chất béo (triglyceride, cholesterol) trong máu, tốt cho sức khỏe lá gan, tim mạch.
Sau ăn, đường huyết có xu hướng tăng, đi bộ góp phần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ liệt dạ dày ở người tiểu đường. Đây là tình trạng thức ăn trong dạ dày di chuyển đến ruột non chậm hoặc ngừng di chuyển hoàn toàn. Triệu chứng gồm buồn nôn, nôn, đau chướng bụng, giảm hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường type 2 có thói quen đi bộ sau bữa ăn có chỉ số đường huyết tốt hơn khi đi bộ hàng ngày.
Mất ngủ và stress khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, tăng tiết dịch vị, làm tổn thương các tế bào niêm mạc ống tiêu hóa. Ngủ không đủ giấc thúc đẩy cơ thể tạo ra nhiều cytokine gây viêm, tăng nguy cơ mắc viêm, loét đường tiêu hóa, rối loạn chức năng dạ dày - ruột. Đi bộ hợp lý sau bữa tối góp phần giảm nồng độ hormone cortisol gây căng thẳng (stress), kích thích ngủ ngon, giảm tác hại cho hệ tiêu hóa.
Thiếu ngủ kéo dài còn làm giảm lượng hormone kiểm soát cảm giác đói, no (leptin) và tăng hormone kích thích sự thèm ăn (ghrelin), tạo thói quen ăn đêm, gây hại tiêu hóa. Vận động sau bữa tối tạo cơ hội cho hệ tiêu hóa nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng, cải thiện chức năng. Các tế bào niêm mạc dạ dày, đường ruột được phục hồi và tái tạo, tránh nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Bạn lưu ý không vận động ngay sau bữa ăn, tránh lưu lượng máu gia tăng khắp cơ thể, cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, buồn nôn, đau bụng. Người bị trào ngược dạ dày thực quản vận động ngay sau ăn dễ bị ợ nóng.
Đi bộ sau bữa ăn 15-20 phút là hợp lý, đi chậm và nhẹ nhàng, không đi quá nhanh. Nếu mới bắt đầu, nên đi bộ trong 10 phút, sau đó tăng thời gian lên trong mức cơ thể chấp nhận được. Đi bộ 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần 5 ngày tốt cho sức khỏe.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh
Trưởng khoa Tiêu hóa, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |